TƯ VẤN THỦ TỤC KHỞI KIỆN VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI
14/5/2019
Khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại được đặt ra trong trường hợp có tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau, có mục đích lợi nhuận. Thông thường các tranh chấp đó đã qua thương lượng, hòa giải nhưng các bên không tìm được tiếng nói chung.

Theo quy định của pháp luật thì các tranh chấp kinh doanh thương mại có liên quan đến các lĩnh vực: Mua bán hàng hoá; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; Ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; Tư vấn, kỹ thuật; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; Đầu tư, tài chính, ngân hàng; Bảo hiểm; Thăm dò, khai thác.
Ngoài ra còn có các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty; Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định…
Khi khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại, cần chú ý đến thời hiệu khởi kiện. Hiện nay pháp luật có quy định thời hiệu đối với một số tranh chấp sau:
- Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm;
- Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là 03 năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp
- Thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất mát hàng hóa hàng hóa vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là 01 năm, kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng;
- Thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc liên quan đến hợp đồng thuê tàu là 02 năm, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng;
- Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng đại lý tàu biển là 02 năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp;
- Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng cứu hộ hàng hải là 02 năm, kể từ ngày két thúc hành động cứu hộ …
Xin tham khảo thêm: Luật thương mại; Luật Kinh doanh bảo hiểm; Bộ luật hàng hả; Bộ luật dân sự…
Khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện thì tùy từng loại tranh chấp mà người khởi kiện cần lưu ý. Về cơ bản phải các tài liệu cần có: Đơn khởi kiện (theo mẫu); Hợp đồng kinh doanh thương mại hoặc văn bản, tài liệu giao dịch có giá trị như hợp đồng kinh doanh thương mại, Biên bản bổ sung, phụ lục hợp đồng (nếu có); Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng như bảo lãnh, thế chấp, cầm cố (nếu có); Các tài liệu, chứng cứ về việc thực hiện hợp đồng như việc giao nhận hàng, biên bản nghiệm thu, chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, các biên bản làm việc về công nợ tồn đọng; Các tài liệu giao dịch khác (nếu có); Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, các đương sự khác và người liên quan như: Giấy phép kinh doanh, giấy chứng đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực); Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao);
Chú ý: Các tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt nam theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu.
Nếu Quý Ông (Bà) là là chủ thể trong quan hệ tranh chấp kinh doanh thương mại và thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình, doanh nghiệp mình bị vi phạm, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin chỉ dẫn dưới đây để được hỗ trợ pháp lý kịp thời.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ LAN VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ: 32b, phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội
Điện thoại: 0243- 8725336
Hotline: 0913 531 220 - 0912 002 481
Email: luathalan@gmail.com
Trân trọng cảm ơn Quý Ông (Bà) đã quan tâm và sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi!
Thạc sĩ- Luật sư Lưu Thị Ngọc Lan
Từ khóa: THỦ TỤC KHỞI KIỆN VỤ ÁN KINH DOANH TH,
Bài viết liên quan
TƯ VẤN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm một số các đối tượng như: Sáng chế, giải pháp hữu ích; Kiểu dáng công nghiệp; Thiết kế bố trí; Nhãn hiệu; Chỉ dẫn địa lý...
Xem thêm