Tìm hiểu về trợ giúp pháp lý

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Người được luật sư trợ giúp pháp lý bao gồm: Người có công với cách mạng; Người thuộc hộ nghèo; Trẻ em; Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo;

Ngoài ra,  những người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính cũng được luật sư trợ giúp pháp lý, bao gồm:

Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; Người nhiễm chất độc da cam; Người cao tuổi; Người khuyết tật; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; Người nhiễm HIV.

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Người khuyết tật được hiểu là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

 

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ LƯU ĐỘNG

Trợ giúp pháp lý lưu động là một hình thức đưa ánh sáng pháp luật đến với người dân không phụ thuộc vào việc người dân đó có thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý hay không.

Trợ giúp pháp lý lưu động của Văn phòng Luật sư hà Lan và Cộng sự là hoạt động phối kết hợp giữa Văn phòng luật sư với chính quyền địa phương nhằm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để người dân có cơ hội tiếp cận các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước.

LUẬT SƯ TGPL THEO HÌNH THỨC CHỈ ĐỊNH

Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì luật sư tham gia trợ giúp pháp lý cho các đối tượng thuộc trường hợp chỉ định theo Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội có liên quan trong vụ án. Về bản chất, luật sư chỉ định cũng là luật sư TGPL.

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH

Trợ giúp pháp lý là một hoạt động nhân văn mà Văn phòng Luật sư Hà Lan và Cộng hướng tới nhằm chia sẻ kiến thức pháp luật với cộng đồng xã hội.

Chúng tôi thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý tức là chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân và quyền bình đẳng trước pháp luật đã được quy định trong Hiến pháp.

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO

Trợ giúp pháp lý cho người nghèo là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho họ nhằm hỗ trợ cho họ giảm bớt những khó khăn về vật chất và tinh thần khi họ vướng vào những sự kiện pháp lý không mong muốn.

Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân và quyền bình đẳng trước pháp luật.

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Văn phòng luật sư Hà Lan và Cộng sự cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho các đối tượng là người có công với cách mạng theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý với mong muốn góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ THÂN THIỆN VỚI TRẺ EM

Theo hướng dẫn số 58 tại bản Các quy tắc và hướng dẫn của Liên hợp quốc về tiếp cận TGPL trong hệ thống tư pháp hình sự định nghĩa thì “Trợ giúp pháp lý thân thiện với trẻ em là việc cung cấp trợ giúp pháp lý cho trẻ em trong quá trình tố tụng hình sự, dân sự, hành chính mà mọi người có thể tiếp cận được, phù hợp với độ tuổi, đa ngành và có hiệu quả, và đáp ứng một loạt các nhu cầu pháp lý và xã hội đối mặt với trẻ em và thanh thiếu niên. Trợ giúp pháp lý thân thiện với trẻ em được thực hiện bởi các luật sư và những người không phải luật sư nhưng được đào tạo về pháp luật liên quan đến trẻ em và sự phát triển của trẻ em và vị thành niên và người có khả năng giao tiếp hiệu quả với trẻ em và người chăm sóc của trẻ”.

ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.