TƯ VẤN THỦ TỤC KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
14/5/2017
Một cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Người làm đơn khởi kiện phải là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Nếu người đó là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện, yêu cầu kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau: Nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Tuy nhiên, hình thức nộp đơn phổ biến hiện nay vẫn là nộp trực tiếp tại Tòa án. Bộ phận hành chính tư pháp các Tòa án sẽ là nơi tiếp nhận đơn.
Khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cần chú ý:
Đơn khởi kiện phải được làm theo mẫu, chứa đầy đủ nội dung cần thiết phục vụ cho việc khởi kiện của mình.
Tài liệu đọc được nội dung phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
Văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.
Thông thường hồ sơ khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình bao gồm một số giái tờ sau: Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.
- Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).
- Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
- Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã tên trong hộ khẩu.
- Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn…
Thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật
Nếu Quý Ông (Bà) có nhu cầu cần luật sư vào vụ việc để tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng theo thông tin, chỉ dẫn dưới đây:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ LAN VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ: 32b, phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội
Điện thoại: 0243- 8725336
Hotline: 0913 531 220 - 0912 002 481
Email: luathalan@gmail.com
Trân trọng cảm ơn Quý Ông (Bà) đã quan tâm và sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi!
Thạc sĩ- Luật sư Lưu Thị Ngọc Lan
Từ khóa: THỦ TỤC KHỞI KIỆN, VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ,
Bài viết liên quan
Tư vấn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm một số các đối tượng như: Sáng chế, giải pháp hữu ích; Kiểu dáng công nghiệp; Thiết kế bố trí; Nhãn hiệu; Chỉ dẫn địa lý...
Xem thêm