TƯ VẤN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

14/5/2020


Bộ luật Lao động hiện hành của nước ta quy định một số nội dung liên quan đến tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

 

+


Các đối tượng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật lao động bao gồm một số đối tượng sau:

-  Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.

-  Người sử dụng lao động.

-  Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

-  Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Để điều chỉnh các quan hệ lao động phát sinh trên thực tế, Nhà nước ta đề ra một số chính sách cụ thể:

-  Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.

- Tạo điều điện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.

- Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.

- Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

- Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.

Trên đây chỉ là một trong số rất nhiều các nội dung liên quan đến pháp luật lao động.

Để tìm hiểu rõ hơn, Quý Ông (Bà) có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin chỉ dẫn dưới đây:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ LAN VÀ CỘNG SỰ

Địa chỉ: 32b, phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội

Điện thoại: 0243- 8725336

Hotline: 0913 531 220 - 0912 002 481

Email: luathalan@gmail.com

Trân trọng Quý Ông (Bà) đã tin tưởng sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi!

Thạc sĩ- Luật sư Lưu Thị Ngọc Lan

Từ khóa: ,

Bài viết liên quan