LUẬT SƯ THAM GIA TỐ TỤNG TRONG VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI

14/5/2018


Chúng ta cần hiểu rằng một tranh chấp được coi là tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên là thương nhân. Ngoài ra các cá nhân tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại: tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty; tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, hợp nhất, giải thể, chia, tách công ty; …

+



  Thông thường tranh chấp thương mại phát sinh do các bên có vi phạm hợp đồng và xâm hại lợi ích của nhau. Về bản chất đó là những xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại. Các quan hệ thương mại có bản chất là các quan hệ tài sản, nên nội dung tranh chấp thương liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các bên.

Khi tranh chấp không thể thương lượng, hòa giải được cần phải giải quyết bằng con đường Tòa án thì một trong các bên có thể sẽ là Nguyên đơn, Bị đơn hay Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, bao gồm:

-  Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;

- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty;

-  Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;

- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, còn có những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Cụ thể:

- Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

- Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.

- Yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàng hải Việt Nam, trừ trường hợp bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.

- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

-  Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài.

- Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Nếu Quý Ông (Bà) vướng vào những vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực Kinh doanh- Thương mại như vậy, chúng ta sẽ phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, cho đơn vị mình? Hãy liên hệ với chúng tôi theo chỉ dẫn dưới đây để được tư vấn, hướng dẫn và đưa ra giải pháp kịp thời.

Luật sư của Văn phòng chúng tôi sẽ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý Ông (Bà) hay Công ty, Doanh nghiệp của mình.

 

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ LAN VÀ CỘNG SỰ

Địa chỉ: 32b, phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội

Điện thoại: 0243- 8725336

Hotline: 0913 531 220 - 0912 002 481

Email: luathalan@gmail.com

Trân trọng cảm ơn Quý Ông (Bà) đã quan tâm và sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi!


Thạc sĩ- Luật sư Lưu Thị Ngọc Lan

 

 

Từ khóa: ,

Bài viết liên quan